Bệnh tiểu đường là bệnh phổ biến và ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Để có thể hiểu hơn về cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh thì trước tiên cần hiểu rõ về các nguyên nhân tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về những nguyên do khiến bạn có thể mắc phải căn bệnh này.
Những nguyên nhân tiểu đường chủ yếu
Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu và giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện rõ rệt nhất là mức đường huyết cao, người bệnh đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, luôn háo nước… Giai đoạn sau của bệnh còn có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm khác, đặc biệt, căn bệnh này cũng là tác nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo khác.
Hãy cùng khám phá một số nguyên nhân tiểu đường sau đây để có thể có cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Các yếu tố di truyền
Những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần những người khác. Khi bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ nguy cơ là 30%, khi cả bố và mẹ đều mắc thì nguy cơ là 50%.
Các yếu tố nhân chủng học
– Theo sắc tộc : Ở Tây Âu, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2-4 lần; tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, người da trắng thường hơn 50 tuổi.
– Theo độ tuổi : Đây là yếu tố được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi cơ thể già đi, đặc biệt là từ 50 tuổi trở lên thì các chức năng tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm. Khi đó, nồng độ glucose trong máu có xu hướng tăng, đồng thời sự nhạy cảm của các tế bào đích với kích thích của insulin giảm đi. Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh tiểu đường thực sự xuất hiện.
Các yếu tố hành vi, lối sống
– Béo phì: Theo chỉ số khối cơ thể BMI, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được xếp loại như sau: BMI 25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với người bình thường.
– Ít hoạt động thể lực : Việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, và một điều tuyệt vời nữa là cải thiện tích cực về mặt tâm lý. Nhưng nếu lười vận động có thể sẽ là một trong những nguyên nhân tiểu đường, bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
– Chế độ ăn : Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh chế, thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh. Và sau khi mắc bệnh cần tìm hiểu kĩ bệnh tiểu đường nên uống gì và ăn gì là tốt nhất, tránh để bệnh nghiêm trong hơn.
Nhiễm trùng virút ( Siêu vi trùng)
Sự phát sinh bệnh tiểu đường ở trẻ em có quan hệ rõ rệt với việc nhiễm virút, vì thế làm tổn hại chất Insulin. Còn ở người lớn, thì việc nhiễm virút không thể dẫn tới phát sinh ra bệnh tiểu đường được, nó chỉ có thể khiến cho bệnh tiểu đường ẩn náu ở bên trong thể hiện ra ngoài, làm cho bệnh tiểu đường mang tính hóa học chuyển hóa thành bệnh tiểu đường lâm sàng.
Các yếu tố khác
– Stress, lối sống công nghiệp và hiện đại hóa (công việc văn phòng, các bữa ăn với thức ăn nhanh nhiều năng lượng, phương tiện đi lại hiện đại) cũng có thể là một phần nguyên nhân tiểu đường.
– Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian : Rối loạn đường máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, các yếu tố liên quan đến thai nghén…
Tiểu đường là một căn bệnh thường gặp có mức độ nghiêm trọng cao, thường được coi như một căn bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Hãy bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về các loại bệnh để bảo vệ chính mình và người thân luôn khỏe mạnh tại: Bệnh tiểu đường |
Join the Discussion!